QUY CHẾ
Đào tạo trình độ đại học của Khoa Y Việt – Đức
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học của Khoa Y Việt – Đức Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (sau đây gọi tắt là KYVĐ), bao gồm:
- Chương trình đào tạo và thời gian học tập.
- Hình thức và phương thức tổ chức đào tạo.
- Lập kế hoạch và tổ chức giảng dạy.
- Đánh giá kết quả học tập và cấp bằng tốt nghiệp bác sĩ Y khoa Việt Nam.
- Những quy định khác đối với sinh viên.
2. Quy chế này áp dụng cho các khóa đào tạo của KYVĐ kể từ năm học 2021 - 2022, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong đào tạo trình độ đại học theo hình thức đào tạo liên kết của KYVĐ.
3. Quy chế này là căn cứ để Hiệu trưởng xây dựng và ban hành các văn bản quy định cụ thể (sau đây gọi là quy chế của nhà trường), bao gồm việc tổ chức đào tạo trình độ đại học và cả trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Điều 2. Chương trình đào tạo và thời gian học tập
1. Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các học phần phù hợp với khung chương trình đào tạo của chương trình hợp tác đào tạo với Đại học Y khoa Mainz (Cộng hòa Liên bang Đức) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho triển khai thực hiện (Công văn số 6693/BGDĐT-ĐTVNN ngày 30 tháng 9 năm 2013).
2. Nội dung, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo áp dụng đối với phương thức đào tạo theo hình thức liên kết đào tạo và đối tượng người học là sinh viên đã trúng tuyển ngành bác sĩ Y khoa của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch nộp đơn xin xét tuyển vào KYVĐ và đạt các yêu cầu xét tuyển đầu vào của KYVĐ.
3. Chương trình đào tạo sẽ được công khai đối với người học trước khi bắt đầu khóa học. Những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho sinh viên.
4. Đối với mỗi hình thức đào tạo, chương trình đào tạo cần cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá để định hướng cho sinh viên;
Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo liên kết phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung chương trình đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho triển khai thực hiện (6 năm 3 tháng).
5. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học không vượt quá 12 năm tính từ thời điểm sinh viên trúng tuyển ngành bác sĩ Y khoa của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Điều 3. Phương thức tổ chức đào tạo
KYVĐ lựa chọn phương thức tổ chức đào tạo theo niên chế, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa học kể từ năm học 2021 – 2022.
1. Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn.
2. Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký thi lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.
3. Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải đăng ký thi lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.
Điều 4. Hình thức đào tạo
Đào tạo chính quy:
1. Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại nhà trường, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài nhà trường hoặc tại các cơ sở thực tập của nhà trường.
2. Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7.
3. Thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của nhà trường.
Chương II
LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC GIẢNG DẠY
Điều 5. Kế hoạch giảng dạy và học tập
1. Kế hoạch giảng dạy và học tập chi tiết hóa việc tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo theo năm học, học kỳ, phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo và hình thức đào tạo.
2. Kế hoạch năm học thể hiện những mốc thời gian chính của các hoạt động đào tạo trong năm học được công bố kịp thời tới các bên liên quan trước khi bắt đầu năm học. Một năm học có 02 học kỳ chính với tổng số tối thiểu 30 tuần lên lớp. Ngoài các học kỳ chính, nhà trường có thể tổ chức thêm học kỳ phụ.
Chương trình KYVĐ chia làm 3 phần:
Phần 1 (Phần Tiền Lâm sàng): bao gồm 04 học kỳ đầu và Kỳ thi chuyển giai đoạn lần thứ nhất (Physikum/M1) vào cuối học kỳ 04 được tổ chức theo đúng quy định của Viện Khảo thí Y Dược CHLB Đức (Institut für medizinische und pharmazeutische Prüfungsfragen/IMPP)
Phần 2 (Phần Lâm sàng): bao gồm 06 học kỳ kế tiếp và Kỳ thi chuyển giai đoạn lần thứ hai (Hammer exam/M2) vào cuối học kỳ 10 được tổ chức theo đúng quy định của Viện Khảo thí Y Dược CHLB Đức (IMPP)
Phần 3 (Phần Năm thực hành tại CHLB Đức): bao gồm 02 học kỳ và kỳ thi kết thúc M3 được tổ chức tại các bệnh viện giảng dạy tại CHLB Đức (nơi sinh viên thực hiện Năm Thực Hành)
3. Kế hoạch học kỳ bao gồm kế hoạch mở lớp, hình thức dạy và học (trực tiếp hoặc trực tuyến), lịch học, lịch thi của các học phần được tổ chức trong học kỳ. Kế hoạch học kỳ, thi chuyển giai M1, M2 và M3 phải được xây dựng và công bố kịp thời với đầy đủ thông tin cần thiết, bảo đảm thuận tiện cho sinh viên xây dựng kế hoạch học tập và đăng ký học tập
4. Thời khoá biểu thể hiện thời gian, địa điểm, hoạt động dạy và học của từng lớp. Thời khóa biểu của các học phần được bố trí đều trong các tuần của học kỳ. Trong trường hợp cần thiết phải xếp lịch học tập trung thời gian, số giờ giảng đối với một học phần bất kỳ không vượt quá 15 giờ/tuần và 4 giờ/ngày.
5. Quy chế của Khoa quy định rõ việc phân bổ các học kỳ, thời gian, địa điểm, hình thức bố trí các giờ lên lớp sẽ được công bố cụ thể vào đầu năm học theo quy định của Quy chế này. (bỏ nha)
Điều 6. Tổ chức đăng ký học tập
1. Đầu mỗi năm học, sinh viên sẽ được đăng ký học tập trên hệ thống đăng ký học tập của nhà trường.
2. Sinh viên đăng ký thi cải thiện điểm (nếu có) hoặc đăng ký học những học phần tự chọn theo quy định của chương trình đào tạo. Đối với những học phần không đạt, sinh viên đăng ký thi lại với các khóa sau (không cần đăng ký học lại).
Điều 7. Tổ chức giảng dạy và học tập
1. Yêu cầu về tổ chức giảng dạy và học tập:
a) Phát huy năng lực chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên, phù hợp với quy định về chế độ làm việc của giảng viên;
b) Phát huy vai trò chủ động đồng thời đề cao trách nhiệm của sinh viên, tạo điều kiện và động lực để sinh viên nỗ lực học tập, giữ vững kỷ cương học đường, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo;
c) Có cơ chế thanh tra, giám sát nội bộ và có hệ thống cải tiến chất lượng dựa trên thu thập, đánh giá ý kiến phản hồi của người học.
2. Dạy và học trực tuyến:
a) Nhà trường/KYVĐ được tổ chức các lớp học phương thức trực tuyến khi đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng; có các giải pháp bảo đảm chất lượng và minh chứng về chất lượng tổ chức lớp học phương thức trực tuyến không thấp hơn chất lượng lớp học phương thức trực tiếp;
b) Đối vời hình thức đào tạo liên kết, tối đa 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo được thực hiện bằng lớp học trực tuyến. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh phức tạp và các trường hợp bất khả kháng khác, KYVĐ thực hiện theo hướng dẫn của nhà trường.
3. Các quy định cụ thể:
a) KYVĐ phối hợp với các bộ môn phân công giảng viên cho các lớp học, giảng viên giảng dạy, giảng viên hướng dẫn sinh viên làm thí nghiệm, thực hành, thực tập và thực hiện các hoạt động học tập khác;
b) Phòng Bảo đảm chất lượng chịu trách nhiệm chính, phối hợp với phòng Công tác sinh viên và KYVĐ về việc lấy ý kiến phản hồi của người học về các điều kiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả học tập đối với tất cả các lớp và việc công khai ý kiến phản hồi của người học, bao gồm nội dung, mức độ, hình thức công khai;
c) Trách nhiệm và quyền hạn của giảng viên được phân công giảng dạy hoặc hướng dẫn sinh viên; trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn và các đơn vị quản lý, hỗ trợ liên quan được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của khoa và nhà trường;
d) Trách nhiệm và quyền hạn của sinh viên khi tham dự các lớp học, tham gia thí nghiệm, thực hành hoặc khi được giao thực tập, các buổi seminar và các hoạt động học tập khác được thực hiện theo Quy chế công tác sinh viên của nhà trường.
e) Sinh viên phải phải tham gia ít nhất 80% thời gian các buổi học lý thuyết và Seminar; tham gia ít nhất 90% các buổi thực tập-thực hành.
Chương III
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ CẤP BẰNG TỐT NGHIỆP
Điều 8. Đánh giá và tính điểm học phần
1. Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần. Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.
2. Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, buổi đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0 (điểm không). Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.
3. Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây, trừ các trường hợp được quy định tại điểm d khoản này.
a) Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:
A: từ 8,5 đến 10,0;
B: từ 7,0 đến 8,4;
C: từ 5,5 đến 6,9;
D: từ 4,0 đến 5,4.
b) Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần (đối với học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng–an ninh) chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:
P: từ 5,0 trở lên.
c) Loại không đạt:
F: dưới 4,0.
d) Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:
I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;
X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;
R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.
4. Kết quả phân loại (X) trong các kỳ thi chuyển giai đoạn M1, M2 và M3 được thực hiện theo thang điểm 5 của quy chế đào tạo của Đại học Mainz cụ thể như sau:
Rất tốt/Very Good = Xuất sắc X ≤ 1.5
Tốt/Good = Giỏi 1.5 < X ≤ 2.5
Khá/Satisfacrory = Khá 2.5 < X ≤ 3.5
Đạt/Adequate = Trung bình khá 3.5 < X ≤ 4.0.
Yếu/Not Adequate/ không đạt 4.0 < X
Đối với kết quả kỳ thi thực hành lâm sàng M3, thang điểm 5 được quy đổi sang thang điểm 10 (làm cơ sở tính điểm tổng kết toàn khóa và xếp loại tốt nghiệp bác sĩ Y khoa Việt Nam) như sau:
Thang 5
|
1.0
|
1.5
|
2.0
|
2.5
|
3.0
|
3.5
|
4.0
|
Tương đương
|
10.0
|
9.5
|
8.5
|
8.0
|
7.5
|
7.0
|
6.5
|
5. Thi lại và học cải thiện điểm:
a) Sinh viên có điểm học phần không đạt phải đăng ký thi lại với Ban đào tạo KYVĐ 2 tuần trước ngày thi theo lịch thi đã thông báo;
b) Sinh viên đã có điểm học phần đạt được đăng ký thi lại để cải thiện điểm (nếu có tổ chức) theo quy định của nhà trường.
6. Các quy định cụ thể:
a) Bộ môn chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, trải nghiệm của sinh viên, bao gồm cả các hoạt động thí nghiệm, thực hành, làm bài tập, tham dự các buổi seminar, trình bày báo cáo như một thành phần của học phần được quy định rõ trong đề cương chi tiết của học phần;
b) Việc tổ chức thi, kiểm tra, bao gồm quy định về việc làm đề thi, coi thi, chấm thi, phúc tra (nếu có), bảo quản bài thi căn cứ theo Quy định thi và tổ chức thi kết thúc học phần và Quy định thi tốt nghiệp tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
- Thời gian ôn thi và thời gian tổ chức thi lần 1:
Số tín chỉ
|
Thời gian ôn thi
|
Thời gian tổ chức thi
sau khi kết thúc môn học
|
1 tín chỉ
|
01 ngày
|
01 tuần
|
2 tín chỉ
|
02 ngày
|
3 tín chỉ
|
03 ngày
|
02 tuần
|
4 tín chỉ
|
04 ngày
|
5 tín chỉ
|
05 ngày
|
- Thời gian công bố điểm thi lần 01 là trong vòng 02 tuần kể từ ngày tổ chức thi.
- Thời gian tổ chức thi lần 02 tối thiểu 02 tuần kể từ ngày công bố điểm thi lần 01.
- Hoãn thi: trường hợp sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính thức thì được dự thi ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có), điểm thi kết thúc học phần được coi là điểm thi lần đầu; trường hợp ở kỳ thi phụ, sinh viên không được phép hoãn thi kể cả có lý do chính đáng, và nếu không thể tham dự kỳ thi này sinh viên phải đăng ký thi lại với khóa sau.
7. Thời gian tổ chức thi Chuyển giai đoạn lần thứ nhất (M1): theo lịch thi chung do Viện Khảo thí Y Dược CHLB Đức (IMPP) công bố; thời gian ôn thi tối thiểu 2 tháng.
FThời gian đăng ký dự thi: tối thiểu 01 tháng trước ngày thi đầu tiên.
FThời gian công bố điểm thi: theo thông báo của IMPP
FHoãn thi: trường hợp sinh viên vắng thi có lý do chính đáng ở kỳ thi chính thức thì được dự thi ở kỳ thi năm tiếp theo và được tính là tham dự thi lần đầu. Sinh viên phải gửi đơn đề nghị hoãn thi cho văn phòng khoa 1 tháng trước ngày thi.
FSinh viên được hoãn thi 1 (một) lần có lý do chính đáng và tham dự tối đa 3 lần
8. Thời gian tổ chức thi Chuyển giai đoạn lần thứ hai (M2): theo lịch thi chung do Viện Khảo thí Y Dược CHLB Đức công bố; thời gian ôn thi tối thiểu 3 tháng.
FThời gian đăng ký dự thi: tối thiểu 01 tháng trước ngày thi đầu tiên.
FThời gian công bố điểm: theo thông báo của IMPP
F Hoãn thi: trường hợp sinh viên vắng thi có lý do chính đáng ở kỳ thi chính thức thì được dự thi ở kỳ thi năm tiếp theo và được tính là tham dự thi lần đầu. Sinh viên phải gửi đơn đề nghị hoãn thi cho văn phòng khoa 1 tháng trước ngày thi.
FSinh viên được hoãn thi 1 (một) lần có lý do chính đáng và tham dự tối đa 3 lần
9. Ban Đào tạo của KYVĐ chịu trách nhiệm việc tổ chức đánh giá thi kết thúc học phần qua việc phối hợp với Phòng Khảo thí và các Bộ môn có liên quan, theo đó các Bộ môn chịu trách nhiệm về việc tổ chức đánh giá quá trình, thi giữa kỳ, thực hành và thực tập; các Bộ môn chịu trách nhiệm về việc tổ chức đánh giá các học phần đặc thù khác.
Khoa chịu trách nhiệm phối hợp với phòng Khảo thí tổ chức kỳ thi chuyển giai đoạn M1 và M2 theo thời gian ấn định của IMPP.
10. Đối với việc cho phép thi lại, đánh giá lại một điểm thành phần để cải thiện điểm học phần từ không đạt thành đạt (nếu có) thì trong trường hợp này, điểm học phần sau khi thi lại, đánh giá lại chỉ được giới hạn ở mức điểm D hoặc điểm C, cụ thể như sau:
TT
|
Thang điểm 10
|
Thang điểm chữ
|
Quy đổi thành
|
Thang điểm chữ
|
1
|
Từ 8,5 đến 10,0
|
A
|
6,9
|
C
|
2
|
Từ 7,0 đến 8,4
|
B
|
3
|
Từ 5,5 đến 6,9
|
C
|
5,4
|
D
|
4
|
Từ 4,0 đến 5,4
|
D
|
Giữ nguyên
|
11. Quy định của khoa về đánh giá và tính điểm học phần phải phù hợp các nguyên tắc và yêu cầu như sau:
a) Nghiêm túc, khách quan, tin cậy và trung thực;
b) Công bằng đối với tất cả sinh viên trong lớp, giữa các lớp, các khoá học.
Điều 9. Điều kiện tham dự các kỳ thi Chuyển giai đoạn lần thứ nhất (M1) và Chuyển giai đoạn lần thứ hai (M2)
1. Sinh viên năm thứ hai được tham dự kỳ thi chuyển giai đoạn M1 nếu đạt các điều kiện sau:
a) Không còn nợ học phần của các học kỳ 1 đến học kỳ 4;
b) Không còn nợ học phí.
2. Sinh viên năm thứ năm được tham dự kỳ thi chuyển giai đoạn M2 nếu đạt các điều kiện sau:
a) Không còn nợ học phần của các học kỳ 5 đến học kỳ 10;
b) Không còn nợ học phí.
Điều 10. Xử lý kết quả học tập (áp dụng đối với sinh viên năm thứ hai trở đi)
1. Nhà trường đang áp dụng phương thức đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10.
2. Sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
Dưới 4,0: Kém.
3. Sinh viên được đánh giá tiến độ học tập bình thường
3.1 Sinh viên năm thứ hai được đánh giá tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt các điều kiện sau:
a) Không còn nợ học phần;
b) Có kết quả “Đạt” trong kỳ thi Chuyển giai đoạn lần thứ nhất (M1) trong năm.
3.2 Sinh viên năm thứ ba và thứ tư được đánh giá tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt các điều kiện sau:
a) Điểm trung bình chung năm học đạt từ 4,4 trở lên;
b) Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.
3.3 Sinh viên năm thứ năm được đánh giá có tiến độ học tập bình thường và được tham dự Năm Thực hành tại CHLB Đức nếu đủ các điều kiện sau:
a) Không còn nợ học phần;
b) Có kết quả “Đạt” kỳ thi Chuyển giai đoạn lần thứ hai (M2) trong năm;
c) Đạt chuẩn tiếng Đức theo yêu cầu của đơn vị tiếp nhận thực tập lâm sàng tại Đức (ít nhất B2 hoặc các chứng chỉ tương đương khác);
d) Không còn nợ học phí.
4. Sinh viên bị buộc tạm dừng học (lưu ban)
Sinh viên không đạt các tiêu chuẩn thuộc các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của mục 1 ở trên sẽ bị buộc tạm dừng học (lưu ban) để hoàn tất các học phần còn nợ và hoàn thành các kỳ thi chuyển giai đoạn.
5. Sinh viên bị buộc thôi học (điểm trung bình được tính theo thang điểm 10) trong các trường hợp sau:
a) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 4,2 sau 2 năm học, dưới 4,4 sau 3 năm học và dưới 4,6 từ sau 4 năm học trở đi;
b) Thời gian học tập vượt quá thời hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
Điều 11. Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
1. Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được nhà trường xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
2. Nhà trường xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình.
Điều 12. Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp
1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
c) Có kết quả “Đạt” trong các kỳ thi chuyển giai đoạn lần thứ nhất và lần thứ hai (M1 và M2)
d) Có kết quả “Đạt” trong kỳ thi Chuyển giai đoạn lần thứ ba (M3) của năm thực hành lâm sàng tại CHLB Đức;
đ) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập và đã hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí.
2. Các quy định về thủ tục xét công nhận tốt nghiệp, cụ thể như sau:
Ban Đào tạo KYVĐ phối hợp với Phòng Quản lý Đào tạo đại học dựa vào lịch học và lịch thi kết thúc học phần, lập kế hoạch xét tốt nghiệp bao gồm:
- Thành lập Hội đồng Xét tốt nghiệp;
- Phối hợp các Khoa/Bộ môn để cập nhật tất cả điểm thi kết thúc học phần;
- Công bố thời gian tổ chức xét và công nhận tốt nghiệp;
- Thông báo đến sinh viên kết quả chính thức;
- Ban hành quyết định;
- Tổ chức cấp bằng, phụ lục văn bằng theo quy định.
3. Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp bác sĩ Y khoa của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Ngoài ra, sinh viên còn được cấp các loại giấy chứng nhận theo yêu cầu thực tế để bổ sung thủ tục hành chính xin giấy phép hành nghề tại CHLB Đức sau khi hoàn thành năm thực hành lâm sàng.
4. Xếp loại tốt nghiệp được xác định như sau:
Xếp loại tốt nghiệp = (điểm trung bình tích lũy 5 năm + điểm trung bình M3) : 2
Trong đó, điểm trung bình M3 được quy đổi sang thang điểm 10, xếp loại tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
b) Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
5. Bảng điểm chi tiết của sinh viên sau khi được công nhận tốt nghiệp bao gồm điểm chi tiết từ năm I đến năm V theo danh mục học phần quy định và giấy chứng nhận kết quả thi kỳ thi M3 (năm thực hành lâm sàng tại CHLB Đức).
6. Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng - an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.
Chương IV
NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Điều 13. Nghỉ học tạm thời, thôi học
1. Sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
a) Được điều động vào lực lượng vũ trang;
b) Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;
c) Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;
d) Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở nhà trường và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
2. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
3. Sinh viên xin thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật. Những sinh viên này muốn quay trở lại học phải dự tuyển đầu vào và nộp đơn xin xét tuyển vào KYVĐ như những thí sinh khác.
4. Các quy định cụ thể:
a) Điều kiện để sinh viên được nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân là sinh viên phải đạt điểm trung bình chung tích lũy lớn hơn hoặc bằng điểm tối thiểu được quy định tại Điều 10 của Quy chế này;
b) Để được nghỉ học tạm thời, sinh viên phải làm đơn đề nghị gửi phòng Quản lý Đào tạo Đại học. Đơn đề nghị chỉ được xem xét khi sinh viên hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí cho nhà trường đến thời điểm làm đơn;
c) Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tập tại trường, cần phải viết đơn đề nghị quay trở lại học tập gửi phòng Công tác sinh viên trước khi bắt đầu năm học mới;
d) Sau khi xem xét các điều kiện cụ thể, khi sinh viên quay trở lại học tập, nhà trường sẽ xếp sinh viên vào lớp thích hợp theo trình độ học tập của sinh viên.
Điều 14. Chuyển đổi chương trình Y Việt - Đức sang chương trình Y khoa
1. Sinh viên có nguyện vọng chuyển từ chương trình Y Việt - Đức sang chương trình Y khoa phải nộp đơn để được xem xét, khi đó sinh viên phải thỏa mãn và thực hiện các nội dung sau:
1.1 Điều kiện
a) Đang là sinh viên năm thứ hai trở đi, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này;
b) Sinh viên phải nộp đơn xin chuyển từ chương trình Y Việt - Đức sang chương trình Y khoa 02 (hai) tháng trước khi bắt đầu năm học mới.
1.2 Quyền lợi của sinh viên khi chuyển chương trình đào tạo:
a) Sinh viên sẽ được xếp vào lớp Y khoa trình độ tương đương;
b) Sinh viên sẽ được chuyển điểm các học phần ĐẠT tương đương từ chương trình Y Việt – Đức sang chương trình Y khoa ;
c) Sinh viên được cấp bảng điểm chi tiết quá trình học tại lớp Y Việt – Đức;
d) Sinh viên được miễn xét học vụ 4 học kỳ liên tiếp tính từ năm được chuyển sang chương trình Y khoa.
1.3 Nghĩa vụ của sinh viên khi chuyển đổi chương trình đào tạo:
a) Đăng ký thi trả nợ các học phần còn nợ trong chương trình đào tạo Y Việt – Đức cùng với các lớp Y Việt – Đức khác;
b) Sinh viên tự sắp xếp thời gian đăng ký học lại các học phần bổ sung do chênh lệch giữa chương trình đào tạo Y Việt – Đức và chương trình Y khoa (phụ lục 2).
2. Sinh viên bị rớt 3 (ba) lần kỳ thi chuyển giai đoạn Physikum (M1) hoặc kỳ thi chuyển giai đoạn M2 hoặc kỳ thi M3 không được phép tiếp tục theo học khoa Y Việt – Đức. Trong trường hợp sinh viên có nguyện vọng chuyển sang hệ đào tạo Y khoa chính quy, sinh viên phải làm đơn gửi phòng Quản lý Đào tạo Đại học để được xem xét và hướng dẫn thủ tục. Sinh viên khi được chuyển sang chương trình đào tạo Y khoa có nghĩa vụ và quyền lợi sau:
2.1 Quyền lợi của sinh viên khi chuyển chương trình đào tạo:
a) Sinh viên sẽ được xếp vào lớp Y khoa trình độ tương đương;
b) Sinh viên sẽ được chuyển điểm các học phần ĐẠT tương đương từ chương trình Y Việt – Đức sang chương trình Y khoa;
c) Sinh viên được miễn xét học vụ 4 học kỳ liên tiếp tính từ năm được chuyển sang chương trình Y khoa.
2.2 Nghĩa vụ của sinh viên khi chuyển chương trình đào tạo:
a) Đăng ký thi trả nợ các học phần còn nợ trong chương trình đào tạo Y Việt – Đức cùng với các lớp Y Việt – Đức khác;
b) Sinh viên tự sắp xếp thời gian đăng ký học lại các học phần bổ sung do chênh lệch giữa chương trình đào tạo Y Việt – Đức và Y khoa (phụ lục 2).
Điều 15. Xử lý vi phạm đối với sinh viên
1. Sinh viên có gian lận trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm theo các quy định tại Điều 20 Quy định thi và tổ chức thi kết thúc học phần của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
3. Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ.